Đăng nhập

Dịch hại trong bảo quản ngô và cách phòng chống
Để góp phần làm tăng chất lượng và giảm thiểu tỉ lệ hỏng, thất thoát sau thu hoạch ngô nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, người nông dân cần trang bị một số kiến thức trong công tác bảo quản sau thu hoạch như sau:
1. Nấm mốc
Trong thời gian bảo quản, trên bắp và hạt thường bị một số loại nấm thâm nhập và gây hại. Nấm phá hủy dinh dưỡng trên hạt, có thể làm chết phôi hạt, làm hạt mất sức nảy mầm. Các loại nấm gây hại này thường là những loại nấm gây hại trên cả hạt và cả trong giai đoạn nảy mầm của ngô. Các bệnh trên hạt thường liên quan đến các loại bệnh hại trên đồng ruộng trước khi thu hoạch, chúng tồn tại trên hạt từ đồng ruộng về kho bảo quản, do vậy các yếu tố như thời gian thu hoạch, biện pháp phơi sấy trước khi đưa vào bảo quản rất quan trọng. Thu hoạch ngô quá sớm hay quá muộn, thu trong ngày ẩm ướt và điều kiện bảo quản nhiệt độ quá cao, ẩm độ cuả hạt lớn cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của các mầm bệnh trên hạt trong thời kỳ bảo quản.
a. Một số loại nấm mốc
- Bệnh mốc xanh hạt và mầm ngô: Thường gây hại trong thời gian bảo quản. Trên bắp, hạt ngô xuất hiện những lớp mốc màu xanh. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao.
- Bệnh mốc vàng hạt và mầm ngô: Trên vỏ hạt thường có vết mốc màu vàng bao phủ. Nấm có thể xâm nhập vào phôi hạt làm chết mầm.
- Bệnh mốc hồng hạt: Nấm gây hại trên bắp ngô khiến hạt ngô bị bệnh thường bị nứt. Vết nứt trên hạt không có hình thù cố định, chỗ nứt có màu hồng nhạt hay hồng tím.
- Bệnh mốc đen hạt: Nấm gây hại trên bắp ngô và thường bắt đầu từ cuống bắp. Hạt bị bệnh có màu nâu xám hay nâu đen, trên mặt hạt có những chấm nhỏ đường kính 1-2mm. Lõi bắp bị thối mục, màu xạnh đen, bắp rất nhẹ.
b. Biện pháp phòng trừ các bệnh hại hạt
Bệnh hại hạt ngô liên quan đến nguồn bệnh ngoài đồng ruộng, vì vậy ngay từ khi gieo trồng phải chú ý gieo trồng đúng thời vụ, chăm sóc tốt để ngô sinh trưởng đều, chín tập trung. Cần thu hoạch nhanh gọn kịp thời, không để ngô chín tồn tại lâu trên đồng ruộng. Thu hoạch vào ngày nắng ráo, loại bỏ những bắp bị bệnh ngay khi thu hoạch. Sau khi thu hoạch về thực hiện tốt các biện pháp bảo quản cất trữ.
- Trước khi đưa vào bảo quản: Cần làm khô hạt tới độ ẩm an toàn là 13%. Sàng làm sạch để loại bỏ những hạt kém chất lượng (vỡ, lép, sâu mọt, mốc…).
- Trong quá trình bảo quản: Thường xuyên kiểm tra để phát hiện những triệu chứng của nấm mốc, loại bỏ những nông sản bị nhiễm độc, bị mốc; xử lý ngay những khối hạt chớm có hiện tượng hư hỏng. Lưu thông gió trong kho để hạt không tích nhiệt và nước. Dùng chất diệt nấm.
2. Mọt ngô
Mọt ngô là loại đa thực, chúng có thể ăn được hầu hết các loại ngũ cốc, hạt có dầu và nhiều sản phẩm thực vật khác dù thức ăn thích hợp nhất vẫn là ngô hạt. Mọt gây hại trên bắp và hạt ngô ngay giai đoạn ngô chính sáp ngoài đồng, chúng theo ngô vào kho và gây hại liên tục suốt quá trình bảo quản.
a. Đặc tính sinh học và đặc điểm hình thái
- Đặc điểm hình thái: Mọt ngô có hình dạng giống mọt gạo nhưng lớn hơn; thân dài khoảng 5mm, hình bầu dục dài, màu đỏ đến nâu đen, không bóng, chấm lõm trên đầu rất rõ ràng.
- Đặc tính sinh học: Mọt trưởng thành dùng vòi khoét một lỗ sâu vào hạt rồi đẻ trứng vào. Sâu non nở ra trong hạt thường ăn phôi trước sau đó mới đến nội nhũ và các bộ phận khác làm hạt chỉ còn lại một lớp vỏ mỏng, nhìn bề ngoài dễ lẫn với hạt còn nguyên vẹn. Khi đẫy sức, sâu non đục lỗ nhỏ trên mặt hạt để vũ hóa bay ra ngoài. Trong kho mọt hoạt động nhanh nhẹn, chúng thích bò lên các vị trí cao trên đống hạt. Khi gặp điều kiện nhiệt độ cao, mọt thường tập trung vào kẽ kho, mép bao… để ẩn nấp. Bình thường vòng đời của mọt ngô là 40 ngày, nhưng ở điều kiện thuận lợi chỉ từ 28-30 ngày; thời kỳ trứng từ 3-6 ngày, thời kỳ sâu non từ 18-32 ngày, thời kỳ nhộng từ 12-16 ngày.
b. Biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM sau thu hoạch ngô
Đê nâng cao hơn nữa chất lượng ngô bảo quản sau thu hoạch cần áp dụng biện pháp tổng hợp (IPM) phòng trừ côn trùng hại kho. Quy trình công nghệ bảo quản nông sản quy mô nông hộ gồm các biện pháp sau:
- Tăng cường công tác sơ chế tuyển chọn để đảm bảo nông sản đạt chất lượng cao trước khi đưa vào bảo quản.
- Sử dụng các phương tiện chứa, kho bảo quản phù hợp.
- Tăng cường vệ sinh kho, phương tiện bảo quản, hạn chế ảnh hưởng xấu của môi trường.
- Sử dụng biện pháp vật lý, sinh học cũng như thủ tục kiểm soát sinh vật hại kho.
- Loại trừ các chất bảo vệ thực vật trong dạnh mục cấm. Tăng cường sử dụng các hợp chất tự nhiên từ thảo mộc để kiểm soát sinh vật có hại trong bảo quản. Đây được xem là phương pháp công nghệ sinh học hợp lý và thân thiện với môi trường.
- Nâng cao kiến thức cộng đồng thông qua các hoạt động tuyên truyền, tập huấn về IPM sau thu hoạch nhằm cung cấp kiến thức, nâng cao hiểu biết cho nông dân trong công nghệ sau thu hoạch.
3. Chuột
Những biện pháp sau đây thường được dùng để phòng trừ chuột vào phá hoại ngô bảo quản trong kho:
a. Biện pháp môi trường
Vệ sinh sạch sẽ kho tàng và môi trường xung quanh kho là một trong những biện pháp phòng ngừa đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả tốt. Các nông sản bảo quản cần được bao gói, để nơi khô ráo, sạch sẽ, đồng thời hạn chế các nguồn thức ăn cho chuột sẽ có thể hạn chế được 75% sự phát triển của chuột. Công tác vệ sinh được tiến hành đồng bộ, thường xuyên cũng giúp hạn chế sự phát triển của các loại sâu bọ hại kho khác.
b. Biện pháp kiến trúc xây dựng
Dựa vào những đặc tính sau của chuột để thiết kế và xây dựng kho:
- Chuột không nhảy cao quá 75cm.
- Chuột có thể leo qua tường cao 3-4m nếu tường trát không được phẳng, khi tường được trát phẳng, nhẵn thì chuột không vượt qua được bức tường cao 1m.
- Chuột có thể bò qua một sợi dây mảnh thẳng đứng hoặc nằm ngang nhưng nếu có một tấm chắn bằng kim loại đường kính khoảng 30cm thì chuột không vượt qua được.
- Tường dày 10cm được trát kỹ, không có chỗ nứt thì chuột cũng không làm gì được nhưng nếu tường dày hơn mà có vết nứt thì chuột sẽ đục khoét được.
- Lưới thép có kích thước lỗ không quá 1cm thì cả chuột con, chuột lớn đều không chui qua được.
- Nền xi măng dày 20cm nếu được xử lý tốt thì chuột cũng khó đào lên được.
- Với cánh cửa kho bằng gỗ thì nên dùng thép dày bịt vào những chỗ xung yếu ngăn chặn sự xâm nhập, cắn khoét của chuột.
c. Biện pháp sinh học
Chuột có nhiều kẻ thù tự nhiên như mèo, chó, rắn, chim, cú… Giữa chuột và kẻ thù tự nhiên luôn tồn tại mối liên quan ràng buộc mật thiết với nhau là khi kẻ thù tự nhiên nhiều thì chuột sẽ ít đi và ngược lại vì vậy cần bảo vệ và sử dụng hiệu quả những kẻ thù tự nhiên của chuột sẽ giữ vững cân bằng sinh thái.
d. Các biện pháp diệt chuột
Có rất nhiều phương pháp diệt chuột và được chia làm 3 nhóm chủ yếu sau:
- Phương pháp cơ học (dùng cạm bẫy).
- Phương pháp hóa học (dùng các loại thuốc hóa học làm bả).
- Phương pháp sinh học (dùng kẻ thù tự nhiên hoặc các chế phẩm sinh học để diệt chuột).
Tùy điều kiện cụ thể mà áp dụng phương pháp này hay phương pháp khác. Nói chung, nếu có điều kiện thực hiện đồng bộ tất cả các phương pháp sẽ có hiệu quả cao hơn.
Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư quốc gia
Tin tức mới

Đồng hồ sinh học của cây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc diệt cỏ
Giống như con người, thực vật có nhịp sinh học, hay còn gọi là đồng hồ sinh học. Các nhà khoa học cho rằng theo nhịp sinh học thực vật khi đưa ra quyết định về việc sử dụng thuốc diệt cỏ có thể cần ít hóa chất hơn và làm cho chúng hiệu quả hơn.

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (12 - 18/3)
Các tỉnh Bắc bộ: Sâu cuốn lá nhỏ trưởng thành lứa 1 tiếp tục vũ hóa rộ và đẻ trứng. Sâu non hại diệp hẹp trên trà sớm - chính vụ. Sâu đục thân 2 chấm, rầy nâu - rầy lưng trắng, ốc bươu vàng, chuột, bọ trĩ, bệnh nghẹt rễ, tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá sinh

Phương pháp điều chỉnh độ cao của cây đu đủ
Để hạn chế chiều cao của cây đu đủ, nhiều nhà vườn ở Thái Lan, Malaysia, Đài Loan - Trung Quốc... đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật như uốn cong cây, ghép... tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hái. Những kinh nghiệm này đã được các nhà khoa họ

Một số tiến bộ kỹ thuật bảo quản sản phẩm cây ăn quả có múi sau thu hoạch
Những năm gần đây, nghề trồng cây ăn quả có múi ở Việt Nam ngày càng phát triển về diện tích sản xuất, qua đó hình thành nên những vùng sản xuất quy mô lớn. Bên cạnh các kỹ thuật trồng, chăm sóc, thì các kỹ thuật bảo quản sau thu hoặc để giữ sản phẩm được

Bệnh vàng lá Panama hại chuối và cách nhận biết, phòng trừ
Với mong muốn giúp người trồng chuối tìm hiểu về bệnh vàng lá panama trên chuối và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, PHÂN BÓN THIÊN NÔNG tổng hợp và chia sẻ với bà con nông dân các thông tin cơ bản về bệnh này.

Kỹ thuật mới xác định các tế bào li-be hỗ trợ trong cuộc chiến chống lại bệnh vàng lá gân xanh
Cây trồng trên toàn thế giới đang ngày càng dễ bị tổn thương bởi dịch bệnh. Các bệnh như bệnh vàng lá gân xanh là một nhóm bệnh thực vật tàn phá đặc biệt đang gây thiệt hại kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, những bệnh này có thể khó nghiên cứu, vì tế bào li-be

Hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh hại quan trọng trên cây rau họ thập tự
Trên cây rau họ thập tự thường xuất hiện một số sâu bệnh hại: sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, bọ nhảy, bệnh thối nhũn, bệnh đốm vòng, bệnh thối hạch… Để phòng trừ hiệu quả, cần áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, theo dõi phá

Dự báo sâu bệnh trong tuần từ 27/11 - 3/12/2018
Cây sắn: bệnh khảm lá do virus tiếp tục hại; diện tích nhiễm giảm nhẹ do thu hoạch.

Dự báo sâu bệnh trong tuần từ 20 – 26/11/2018
Rầy nâu phổ biến tuổi 3 – 4, tiếp tục phát triển tích lũy mật số. Cần theo dõi xử lý kịp thời không để lây lan truyền bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá (VL&LXL) sang lúa Đông Xuân 2018-2019 mới gieo sạ ở ĐBSCL.

Điều chỉnh gien để bù nước cho cây sau hạn hán
Nghiên cứu cho thấy protein NGA1 là quan trọng đối với thực vật để có những phản ứng bình thường với mất nước có thể hữu ích cho nông nghiệp ở những vùng dễ bị hạn hán.

Một số loại bệnh hại trên cây cà chua và biện pháp phòng trừ
Cây cà chua có tên khoa học là Lycopersicum esculentum Miller, thuộc họ cà Solanacea. Cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ; được trồng trên nhiều loại đất, song thích hợp nhất vẫn là đất pha cát, nhiều chất mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt. Để c

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 30/10 – 5/11)
Cây lúa: Bệnh lùn sọc đen tồn tại trên tàn dư chưa được tiêu hủy. Chuột, khô vằn.... tiếp tục gây hại nhẹ ở giai đoạn đòng.

Bảo quản quả tươi bằng màng sinh học tinh bột sắn
TS Lê Đại Vương (Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế), TS Võ Văn Quốc Bảo (ĐH Nông lâm Huế) cùng các cộng sự đã dày công nghiên cứu thành công chế phẩm sinh học từ tinh bột sắn có thể giúp hoa quả tươi lâu 35 ngày, thân thiện môi trường và an toàn cho sức khỏ

Đột phá trong cuộc chiến chống lại bệnh đạo ôn
Các nhà khoa học đã tìm ra cách ngăn chặn sự lây lan của bệnh đạo ôn ở cây lúa, một loại nấm có khả năng phá hủy đến 30% sản lượng gạo thế giới mỗi năm.

Lai tạo thành công nhiều dòng hoa lay ơn mới
Xuất phát từ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng hoa lay ơn trong nước, Th.S Bùi Thị Hồng và cộng sự Trung tâm Nghiên cứu& phát triển hoa, cây cảnh (Viện Nghiên cứu Rau quả), bằng phương pháp lai hữu tính đã tạo ra 168 dòng hoa lay ơn mới, năng suất, chất lượng

Cả nước tập trung sản xuất vụ Đông Xuân
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, các địa phương miền Bắc đã cơ bản gieo xong mạ phục vụ cấy vụ Đông Xuân 2017-2018 và đang tập trung cấy, gieo sạ. Tính đến ngày 15/2, các tỉnh phía Bắc (từ Thừa Thiên Huế trở ra) gieo cấy được 935.00

Chủ động chống rét cho mạ, lúa
Ngày 8/1, Cục Trồng trọt có công văn gửi Sở NN-PTNT các tỉnh phía Bắc về việc chỉ đạo sản xuất vụ ĐX 2017-2018 tại các tỉnh phía Bắc.

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 23 – 29/1)
Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm… tỷ lệ hại thấp; chuột, ốc bươu vàng hại tăng...

Nghiên cứu về vai trò của ánh sáng đối với sự phát triển của cây trồng
Cây trồng sử dụng những protein gọi là thụ cảm quang hấp thụ ánh sáng và biến đổi nó thành tín hiệu tắt hoặc bật gien. Cho đến nay, các nhà khoa học chưa hiểu rõ cơ chế phân tử của quá trình này, quá trình cho phép thực vật nhận ra khi chúng đang ở trong

Kinh nghiệm trồng cà hiệu quả
Cà là cây truyền thống của nhiều địa phương đã được nông dân thâm canh nhiều trở lại bởi nó là cây dễ trồng, cho hiệu quả kinh tế khá cao trong những năm gần đây.

Phòng và trị một số bệnh thường gặp ở gia súc trong mùa rét
Để gia súc có sức đề kháng tốt, người chăn nuôi cần tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng trâu bò, đặc biệt trong mùa mưa, rét.

Phát hiện ra bộ gen về sự cộng sinh giữa nấm và thực vật
Thực vật trên cạn có được một phần lớn các chất dinh dưỡng khoáng của chúng thông qua các mối quan hệ của chúng với nấm trong đất gọi là sự công sinh rễ arbuscular (AM).

Biện pháp phòng chống rét cho cây trồng
Nhu cầu nhiệt độ thích hợp cho hạt giống lúa và cây mạ sinh trưởng tốt là 28 – 32oC. Hạt lạc, đậu tương, ngô, ớt, đậu các loại 20 – 30oC. Nếu nhiệt độ ngoài trời giảm xuống dưới 13oC kéo dài sẽ làm các loại hạt giống rau, màu bị thối hỏng, cây mạ ngừng si

Kỹ thuật trồng rau cải ngọt an toàn
Rau cải ngọt có thể trồng quanh năm, nên áp dụng kỹ thuật làm vòm và lưới che chắn nhằm hạn chế ảnh hưởng trực tiếp của mưa lớn, lạnh hoặc nắng nóng.

Hướng dẫn các biện pháp chăm sóc vườn cây có múi sau thu hoạch
Đối với vườn cây có múi (cam, quýt, bưởi,…) sau một chu kỳ cây ra hoa, đậu quả, cho thu hoạch cây đã mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng, bộ rễ bị già đi và bị nhiều đối tượng dịch bệnh gây hại.

Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong nông nghiệp và thực phẩm
Ở Nhật và một số nước khác trên thế giới, nông nghiệp đang tiến đến sử dụng công nghệ cao và các máy móc hiện đại. Tuy nhiên những người trẻ làm nông nghiệp đang ngày càng giảm, do vậy những người nông dân lớn tuổi đang đối mặt với nhiều khó khăn trong ti

Phương pháp kiểm soát cỏ dại tiết kiệm và bảo vệ đất
Các nhà khoa học thuộc Cơ quan Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS) tại Phòng Thí nghiệm Quốc Gia về đất ở Auburn, Alabama, đang hướng dẫn cho các hộ nông dân trồng bông phương pháp để có thể kiểm soát cỏ dại, bảo vệ đất và vẫn tạo ra lợi nhuận: Họ có thể làm đất

Chăm sóc, khắc phục thiệt hại cây rau màu sau mưa bão
Cơn bão số 2 kèm theo mưa lớn đi qua các tỉnh từ Thanh hoá đến Hà Tĩnh gây thiệt hại không nhỏ đến tình hình sản xuất nông nghiệp tỉnh ta. Sau bão nhiều diện tích cây rau màu bị ngập úng hư hại, để khắc phục thiệt hại bảo vệ thành quả lao động bà con cần

Sử dụng ong ký sinh để quản lý rệp sáp bột hồng hại sắn
Quy trình là giải pháp kỹ thuật của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam và Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, với sự hỗ trợ của Tổ chức FAO (năm 2013), đã nhân nuôi và phóng thích thành công ong ký sinh (Anagyrus lopeizi), giúp nông dân trồng sắn (Manihot e

Cách khắc phục lúa đổ rạp mùa mưa bão
Chống úng nội đồng Lượng mưa trong và sau bão rất lớn (80 - 150mm) nên các đơn vị thủy nông cần huy động nhân lực, vật lực để bơm tiêu úng nội đồng giúp nông dân nhằm giảm thiểu lượng lúa ngập chìm trong nước. Bà con cũng cần chủ động tháo nổ ruộng, khơ

Chống hạn bằng “mưa thể cứng"
“Mưa thể cứng” (Solid Rain) có thể còn lạ lẫm với đa số chúng ta, nhưng thực tế nó đã được người nông dân Mexico sử dụng suốt một thập kỷ qua để chống lại nạn khô hạn trầm trọng, cũng như tăng năng suất cho cây trồng.

Sử dụng phân bón: Cần nhìn khách quan, khoa học hơn
Việc sử dụng phân bón hiệu quả, an toàn trong trồng trọt cần dựa trên những cơ sở khoa học vững chắc. Các chất dinh dưỡng trung lượng (S, Ca, Mg, Si) là các chất dinh dưỡng mà cây trồng thường có nhu cầu ở mức trung bình (một vài chục kg/ha).

Cách phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa
Bệnh đạo ôn là bệnh nguy hiểm, gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và trên các bộ phận của cây như lá, cổ lá, cổ bông, cổ gié, hạt. Bệnh gây cháy lụi ở giai đoạn lúa đẻ nhánh và gây hại trên bông. Bệnh có thể gây hại tới gần 80% năng suất nếu không

Quá trình hấp thụ và vận chuyển khoáng trong cây trồng
Giữa rễ và keo đất luôn xảy ra quá trình trao đổi ion. Các ion có thể liên kết chặt trong hạt keo đất hoặc ở dạng khó tan nhưng nhờ rễ cây có khả năng chuyển vào đất nhiều loại axit hữu cơ (axit malic, axit xitric…) và axit cacbonic biến các chất khó tan

Kỹ thuật sản xuất cây giống cà chua ghép
Ghép là kỹ thuật nhân giống cây trồng dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa gốc ghép và ngọn ghép với mong muốn lợi dụng khả năng chống bệnh của giống làm gốc ghép và khả năng cho năng suất ưu việt của giống làm ngọn ghép.

Mười nguyên tắc đảm bảo cho sử dụng phân bón hợp lý
Bón phân hợp lý cho cây là tìm mọi cách để phối hợp tốt với thiên nhiên để tạo ra sản phẩm có ích cho con người, chứ không phải là chinh phục, là áp đặt ý muốn của con người lên thiên nhiên.

Quy trình kỹ thuật trồng rừng Luồng
Luồng là cây ưa sáng, mọc nhanh, thích hợp với nơi khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trunh bình hàng năm từ 22-260C (mùa mưa từ 24-280C), độ ẩm không khí trung bình hàng năm >800C.

Độ chua của đất và biện pháp cải tạo
Độ chua, độ kiềm của đất ngoài ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái các chất dinh dưỡng của đất (khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất) và khả năng sinh trưởng, phát triển của rễ cây trồng, còn ảnh hưởng đến hiệu quả của việc bón phân.

Nghiên cứu mới giúp giảm hấp thụ Asen ở cây lúa
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Daleware (Mỹ) đã khám phá ra một loại vi khuẩn đất có khả năng tạo nên “khiên sắt” giúp ngăn chặn việc hấp thụ Asen ở cây lúa.

- 3
- 363
- 7,518,738